Hà Nội: Đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái

Thứ 3, 05/11/2024

Administrator

23

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn về điện mặt trời. Việc ứng dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp mái để sản xuất điện sẽ góp phần giúp các gia đình, doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí tiền điện và giảm áp lực cung ứng điện cho ngành Điện, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Hà Nội là một trong những địa phương triển khai mạnh mẽ chương trình này.  

Ông Vũ Thế Thắng - Phó Trưởng Ban Kinh doanh - Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, EVN HANOI đã cho triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại trụ sở Tổng công ty, Trung tâm sửa chữa điện nóng (hotline) - Công ty Lưới điện cao thế TP. Hà Nội, Công ty Điện lực Nam Từ Liêm, các trạm biến áp 110 - 220kV… Việc sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời sẽ góp phần tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Nhờ vào việc tận dụng diện tích mái nhà tại các Công ty Điện lực trên địa bàn Hà Nội, EVN HANOI đã triển khai lắp đặt, giảm chi phí và lượng điện năng tiêu thụ tại trụ sở và các Trạm biến áp, góp phần giảm công suất nguồn cho lưới điện Hà Nội. Đồng thời, khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái sẽ che được việc chiếu nắng trực tiếp từ mặt trời vào các tòa nhà, công sở.

Năm 2017, Trung tâm sửa chữa điện nóng (thuộc Công ty Lưới điện cao thế TP. Hà Nội) là đơn vị tiên phong lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đầu tiên trong toàn Tổng công ty. Hệ thống sửa chữa điện nóng Yên Nghĩa đã thu được sản lượng điện đạt gần 7.000 kWh, bình quân 1.400 kWh/tháng, đáp ứng gần 60% nhu cầu tiêu thụ điện của Trung tâm.

07b462116dcdab 67a6905295622d 7c634016Pic2.j pg

Hệ thống pin năng lượng mặt trời trên tòa nhà Trung tâm Sữa chữa điện nóng Yên Nghĩa

Chia sẻ về vấn đề này, ông Dương Anh Tùng - Kỹ sư phòng Kỹ thuật, Công ty Lưới điện cao thế TP. Hà Nội cho biết, các tấm pin năng lượng mặt trời (NLMT) trên mái nhà tại đây được thiết kế gồm 2 hệ thống: Hế thống điện mặt trời hòa lưới (công suất: 20,28 kWp) và hệ thống điện mặt trời dự phòng (công suất: 3,12 kWp).

Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, nếu điện năng tạo ra bằng nhu cầu tiêu thụ của tòa nhà, tòa nhà sẽ nhận điện hoàn toàn từ nguồn NLMT này. Khi công suất từ nguồn điện mặt trời nhỏ hơn nhu cầu tiêu thụ, tòa nhà sẽ nhận thêm nguồn điện từ lưới. Nếu công suất điện mặt trời lớn hơn công suất tiêu thụ, phần điện năng dư thừa sẽ được phát lên lưới điện quốc gia. Trong trường hợp mất điện lưới thì hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ tự động được cách ly để đảm bảo an toàn cho lưới điện.

Tại hệ thống năng lượng mặt trời áp mái của Công ty Điện lực Nam Từ Liêm, ông Nguyễn Văn Điện - Trưởng Phòng Kinh doanh khẳng định, hệ thống năng lượng mặt trời áp mái của Công ty có 140 tấm pin với công suất đặt là 31,8 kWp được lắp đặt từ tháng 7/2018; Thống kê của hệ thống cho biết đến nay đã "sản xuất" ra hơn 20.000 kWh, tương đương giảm phát khí thải CO2 khoảng 13 tấn.

df8fe9d55b9d51 9122fa53aa561c bb3e4005IMG201 80813140844952 -compressed.jp g

Hệ thống năng lượng mặt trời tại Công ty Điện lực Nam Từ Liêm

Hệ thống có các ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh để theo dõi số liệu được thống kê hàng ngày. Theo số liệu từ Công ty Điện lực Nam Từ Liêm, có những ngày nắng lớn, hệ thống đã phát ra hơn 200 kWh/ngày.

Nhấn mạnh tới yêu cầu cấp thiết phải ưu tiên phát triển điện mặt trời áp mái, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhấn mạnh, sau năm 2020, khả năng thiếu hụt nguồn điện là rất lớn. Là tập đoàn được Chính phủ giao thực hiện vai trò chính trong đảm bảo cung ứng điện cả nước, EVN luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới để bù đắp thiếu hụt. Có nhiều nguyên nhân khiến người dân chưa mạnh dạn tiếp cận điện mặt trời, song EVN cam kết hỗ trợ tối đa các yêu cầu lắp đặt của người dân, doanh nghiệp, các thủ tục đấu nối, mua bán điện sẽ được thực hiện nhanh chóng.

BÌNH ĐỊNH Hai doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất thuê và đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng trồng rừng gỗ lớn, làm vùng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất viên gỗ nén.

Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định chiều 24/10, Công ty Tokyo Sangyo và Công ty Daichu Corporation cùng đối tác Việt Nam (Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài) cho biết cam kết hợp tác để triển khai thực hiện dự án trồng rừng sản xuất tại tỉnh Bình Định. Các doanh nghiệp này đề xuất thuê 15.000 ha rừng của các doanh nghiệp nhà nước để trồng rừng gỗ lớn, xây dựng vùng nguyên liệu lâu dài cho nhà máy sản xuất viên gỗ nén công suất 160.000 tấn mỗi năm. Tổng vốn đầu tư dự án trồng rừng sản xuất khoảng 60 triệu USD (tương đương 1.410 tỷ đồng).

Rừng sản xuất là khu vực rừng sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch tỉnh Bình Định cho biết, tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp phân theo chức năng sản xuất của tỉnh năm 2022 là trên 75.000 ha. Tỉnh chủ trương khuyến khích trồng rừng gỗ lớn. Tổng sản lượng gỗ khai thác của địa phương đạt khoảng một triệu tấn mỗi năm, đáp ứng 81% công suất của các nhà máy sản xuất viên nén trên địa bàn.

1-nha-dau-tu-N hat-Ban-7127-1 698202512.jpg

UBND Bình Định tiếp nhà đầu tư Nhật Bản. Ảnh: Cổng thông tin Bình Định

Lãnh đạo tỉnh ủng hộ dự án trồng rừng gỗ lớn của nhà đầu tư Nhật Bản; đồng thời, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển dịch vốn FDI đến Bình Định. Trước mắt, Bình Định sẽ hỗ trợ nhà đầu tư làm việc với các công ty lâm nghiệp, các địa phương có diện tích rừng trồng sản xuất lớn để rà soát diện tích rừng phù hợp với đề xuất đồng thời nghiên cứu phương thức đầu tư, cơ chế chính sách để thực hiện dự án.

Bình Định được các doanh nghiệp Nhật đánh giá có vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng dồi dào. Địa phương này còn là cửa ngõ kết nối Nam Trung Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Liên kết với các vùng nguyên liệu ngoài tỉnh trở thành một lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư lĩnh vực này.

Nhật Bản là một trong những quốc gia rót vốn FDI nhiều nhất vào Bình Định. Đến hết quý II năm nay, tỉnh này thu hút tổng cộng19 dự án (10 dự án công nghiệp, 7 dự án dịch vụ và 2 dự án nông nghiệp) của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản. Vốn đăng ký đầu tư là 94,17 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn FDI.

face-hoa-78-16 87945130-7392- 1698202512.jpg

Một phần huyện miền núi An Lão với 90% là rừng tự nhiên. Ảnh: Dũng Nhân

Năm 2023, Bình Định đặt mục tiêu thu hút 60 dự án mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Địa phương chú trọng các nhà đầu tư vừa và nhỏ nhưng có công nghệ sạch và cao của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand và các quốc gia châu Âu để đẩy nhanh tiến độ lấp đầy Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo.

Trong năm 2022, Bình Định thu hút được một dự án FDI với số vốn đăng ký 4 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2023, có thêm một dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký 81.065 USD. Bốn dự án FDI tăng vốn đăng ký lên 1,13 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm, Bình Định cũng đón tiếp 50 lượt nhà đầu tư, tổ chức quốc tế đến làm việc và tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh.

Chia sẻ:

Tin cổ đông